Ảo tưởng về đa nhiệm

0 Bình luận ... Được đăng bởi Admin kokorogarden

Ảo tưởng về đa nhiệm

Tác giả: Sharon Salzberg

Chúng ta ảo tưởng rằng đa nhiệm giúp cho chúng ta hiệu quả hơn, nhưng nó chỉ khiến chúng ta không hài lòng. Tác giả Sharon Salzberg chia sẻ một số mẹo để hoàn thành tốt công việc mà bạn không cần phải mệt mỏi.

Chúng ta muốn tin rằng sự chú ý là vô hạn, nhưng không phải vậy. Đó là lý do tại sao đa nhiệm là một thuật ngữ bị dùng sai.

Bộ não chỉ có thể tập trung vào một thứ tại một thời điểm. Chúng ta tiếp nhận thông tin một cách tuần tự. Khi chúng ta cố gắng tập trung vào nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, thì điều thực sự xảy ra là chúng ta chuyển đổi qua lại giữa các nhiệm vụ, thì chúng ta ít chú ý hơn đến cả hai việc ấy.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không thể vừa đi dạo vừa nhai kẹo cao su. Những gì chúng ta không thể làm là tập trung trong cùng một thời điểm vào hai hoạt động khác biệt, giàu thông tin đầu vào đòi hỏi sự chú ý của chúng ta.

Mặc dù chúng ta có thể nói chuyện điện thoại và khuấy cà phê đồng thời, nhưng chúng ta không thể tiếp tục trò chuyện và nhắn tin cùng một lúc mà không bị bỏ sót thông tin và lãng phí thời gian.

Các nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người bị gián đoạn và phải chuyển sự chú ý qua lại giữa các hoạt động, trung bình họ mất thêm khoảng 50% thời gian để hoàn thành nhiệm vụ và mắc thêm tới 50% lỗi.

Đó là bởi vì mỗi khi bạn chuyển đổi nhiệm vụ, bộ não của bạn phải chạy qua một quá trình phức tạp để tách các tế bào thần kinh liên quan đến một nhiệm vụ và kích hoạt các tế bào thần kinh cần thiết cho nhiệm vụ kia. Bạn càng chuyển qua chuyển lại, bạn càng lãng phí thời gian và chất lượng công việc càng giảm.

Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta tự tạo cho mình thói quen và trở nên nghiện với việc mất tập trung. Đa nhiệm “thành công” đã được chứng minh là có thể kích hoạt mạch thần kinh tưởng thưởng trong não bằng cách tăng mức dopamine — hóa chất trong bộ não chịu trách nhiệm cho cảm xúc hạnh phúc.

Điều nguy hiểm của điều này là sự tăng vọt dopamine tạo cảm giác dễ chịu đến mức chúng ta không nhận thấy rằng mình đang mắc nhiều sai lầm hơn.

Điều này có thể so sánh với sự vội vã mà bạn có thể cảm thấy khi chơi máy đánh bạc trong sòng bạc. Bị kích thích và giải trí bởi ánh đèn nhấp nháy, tiếng chuông reo, và bầu không khí giống như lễ hội gây mất tập trung, những người chơi cờ bạc đi vào trạng thái khoái cảm, nghiện ảo tưởng thắng tiền trong khi thực tế là họ sắp vỡ nợ.

Điều quan trọng là phải nhận biết làm thế nào việc đa nhiệm có thể kích thích chúng ta trở nên thất niệm, tạo ra ảo tưởng về năng suất trong khi đánh cắp sự tập trung của chúng ta và tác động xấu tới hiệu suất. “Khi bạn đang đi bộ, hãy đi bộ. Khi bạn đang ngồi, hãy ngồi,” là trí tuệ cổ xưa.

Vội vã nhanh nhảu chuyển từ thứ này sang thứ tiếp theo, trả lời điện thoại trong khi xáo trộn giấy tờ đồng thời nhâm nhi ly cà phê, chúng ta sẽ mất tập trung và dễ quên hơn. Ngoài dopamine, đa nhiệm thúc đẩy giải phóng adrenaline và các hormone căng thẳng khác, góp phần gây mất trí nhớ ngắn hạn cũng như ảnh hưởng tới các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Điều này cũng có nghĩa là thông tin chúng ta tiếp nhận trong khi làm việc đa nhiệm truy xuất lại lâu hơn so với thông tin chúng ta tiếp nhận trong khi tập trung. Đó là lý do tại sao việc học trở thành một người đơn nhiệm trong một thế giới đa nhiệm là rất quan trọng.

Bỏ qua ảo tưởng về đa nhiệm, chúng ta trở nên giỏi hơn nhiều trong những việc mình làm và tăng cơ hội có thể nhớ chi tiết công việc chúng ta đã làm trong quá khứ.

Thay vì phân chia sự chú ý của chúng ta, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu bạn nghỉ giải lao thường xuyên giữa các khoảng thời gian chú ý liên tục vào một công việc.

Một nhà thiết kế web tên Brian đã tự mình khám phá ra điều này mà không với kiến thức chuyên môn về khoa học thần kinh. Brian nói: “Tôi làm việc cho một trang tin tức cộng đồng và phải online từ chín giờ sáng đến năm giờ chiều mỗi ngày. Công việc này thực sự có thể khiến bộ não căng thẳng càng ngày nó càng trở nên tẻ nhạt. Tôi thấy rằng nếu tôi dành mười phút hoặc lâu hơn cho mỗi giờ làm việc để làm điều gì đó cho bản thân, chẳng hạn như đọc blog của ai đó hoặc đi dạo, điều đó sẽ giúp tôi tập trung khi quay lại với nhiệm vụ của mình."

Mặc dù điều này nghe có vẻ khó khăn, nhưng sự tập trung ngày càng tăng của Brian giúp anh có thể dễ dàng quay trở lại công việc đang làm một cách đáng ngạc nhiên. “Thay vì nhảy từ thứ này sang thứ khác — điều rất hấp dẫn với Internet — tôi tập trung vào những gì trước mắt. Sau đó, tôi thả lỏng bản thân để não bộ được nghỉ ngơi. Khi nói đến công việc, ít công việc hơn chắc chắn là có nhiều cảm giác hài lòng hơn. Và công việc cũng thực sự hiệu quả hơn.”

Mặc dù điều này nghe có vẻ khác thường, nhưng việc nới lỏng sự tập trung của chúng ta trong những khoảng thời gian nghỉ thường xuyêntăng cường sự tập trung liên tục của chúng ta sẽ củng cố sự chú ý và giúp tâm trí linh hoạt hơn.

Bỏ qua ảo tưởng về đa nhiệm, chúng ta trở nên giỏi hơn nhiều trong những việc mình làm và tăng cơ hội có thể nhớ chi tiết công việc chúng ta đã làm trong quá khứ.

 

Sự tạm dừng giúp chúng ta trở nên tươi mới

Tiếp xúc nhiều hơn với những động cơ hoặc ý định của chúng ta sẽ tiết lộ rất nhiều về khía cạnh đạo đức trong những hành động của chúng ta. Trước một cuộc trò chuyện, hãy tạm dừng một vài phút để xác định điều bạn muốn bộc lộ từ cuộc trò chuyện đó.

Bạn có muốn hầu hết chúng được xem là đúng đắn hoặc là hữu ích hay không? Bạn muốn thúc đẩy sự tiến bộ hay cản trở nó?

Ngoài ra, hãy tạm dừng trước khi gửi email, với cùng một suy ngẫm: Tôi muốn thấy điều gì nhất từ cuộc giao tiếp này? Bên kia đang cảm thấy nản chí hay là được khích lệ? Họ bỏ đi hoặc gia tăng sự tham gia của họ vào dự án của tôi? Và làm điều tương tự trước một lựa chọn hoặc quyết định cụ thể — Điều gì tôi muốn coi là kết quả nhất? Bình yên hay phấn khích? Thư thái hay kích thích?

Bạn không cần phải lên án những gì bạn nhìn thấy hoặc quyết định rằng bạn sẽ luôn nhìn thấy điều tương tự bên trong bản thân, giống như một đặc điểm cố định, nhưng hãy cố gắng trở nên nhạy cảm hơn với những gì đang thúc đẩy bạn trong thời điểm này trước khi bạn nói hoặc hành động.

Làm một việc trong một khoảng thời gian

Trong thời thiền này, chúng ta cố gắng hiện diện trọn vẹn hơn với mọi thành phần của một hoạt động. Vào thời điểm mà bạn không có khả năng bị phân tâm hoặc bị quấy rầy bởi các nghĩa vụ, hãy pha cho mình một chút trà.

Rót nước từ từ vào ấm trà, lắng nghe âm thanh thay đổi của nước khi mực nước tăng lên, sủi bọt khi sôi, tiếng rít của hơi nước, tiếng còi của ấm. Lọc từ từ nước trà qua một cái rây, cho trà vào ấm và hít hà hương thơm khi trà ngấm.

Cảm nhận độ nặng của ấm và khả năng tiếp nhận nhịp nhàng của tách trà. Tiếp tục thiền khi bạn với lấy một tách trà: Quan sát màu sắc và hình dạng của nó và cách nó thay đổi theo màu sắc của trà. Đặt tay quanh nó và cảm nhận hơi ấm của nó.

Khi bạn nâng nó lên, hãy cảm nhận lực nhẹ nhàng ở bàn tay và cẳng tay của bạn. Nghe tiếng trà sánh nhẹ khi bạn nâng tách. Hít hơi nước thơm thoang thoảng và trải nghiệm sự êm ái của tách trà trên môi, làn hơi nước nhẹ trên mặt, hơi ấm hoặc chút bỏng rát của ngụm đầu tiên trên lưỡi.

Nếm trà; bạn phán đoán ra hương vị gì? Chú ý đến bất kỳ mảnh trà nào trên lưỡi của bạn, cảm giác nuốt, hơi ấm đi dọc theo chiều dài cổ họng của bạn. Cảm nhận hơi thở của bạn chạm vào chiếc tách tạo ra một đám hơi nước nhỏ. Cảm nhận bản thân mình trong lúc đặt chiếc tách xuống. Tập trung vào từng bước riêng biệt trong quá trình uống trà.

Top of FormBottom of Form

9 lời khuyên cho thực hành thiền khi làm việc

  1. Khi bạn ngồi xuống làm việc, hãy quét các cảm giác trong cơ thể, từ đầu đến chân. Ghi nhận những vùng đang căng thẳngthả lỏng chúng.
  2. Hãy nuôi dưỡng bản thân! Ăn mỗi bữa ăn một cách cẩn thận, chú ý đến màu sắc, mùi vị, hình dạng của những gì bạn đang ăn.
  3. Cố gắng thực hiện một hành động tử tế đơn giản và có ý thức mỗi ngày. Nó có thể đơn giản như giữ cửa thang máy hoặc nói lời cảm ơn một cách chân thành.
  4. Biết ơn những người đã giúp bạn học những kỹ năng bạn đang có, những người đã dạy bạn trở nên thành thục hơn trong công việc. Tất cả chúng ta đều là một phần của một mạng lưới lớn hơn.
  5. Chú ý cách bạn đang cầm một thứ gì đó trong tay — chẳng hạn như một cây bút chì hoặc một chiếc cốc. Đôi khi chúng ta dùng quá nhiều lực để nắm giữ mọi thứ, nó khiến cho sự căng thẳng trở nên trầm trọng thêm mà chúng ta không hề nhận ra.
  6. Mỗi khi bạn cảm thấy buồn chán, hãy chú ý nhiều hơn đến ngay thời điểm này. Bạn đang lắng nghe một cách cẩn thận hay bạn đang đa nhiệm?
  7. Đọc toàn bộ email hai lần trước khi soạn phản hồi.
  8. Một vài ngày trong tuần, bạn đi đến chỗ làm mà không mang theo iPod, sách hoặc điện thoại. Trải nghiệm quá trình di chuyển đến nơi làm việc như một cuộc hành trình.
  9. Đối với cuộc trò chuyện trực tiếp sắp tới, hãy quyết tâm lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn.

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
Bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: